Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Tìm kiếm google, bí kíp tìm kiếm trên công cụ google hiệu quả nhất

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, bạn thường xuyên sử dụng Website tìm kiếm Google để tìm những nội dung mà mình mong muốn. Chỉ một cú click chuột vào ô Search là đã có vô số kết quả được trả về. Vậy làm thế nào để tìm kiếm hiệu quả nhất? 


Cùng với Bling thì Google là công cụ tìm kiếm lớn và thông dụng nhất hiện nay, đại đa số người dùng trên toàn thế giới đều sử dụng chức năng này. Chính vì đây là công cụ tìm kiếm khá tốt mà mỗi lần bạn tìm kiếm một từ vấn đề nào đó, hàng ngàn thậm chí hàng triệu kết quả sẽ được trả về ngay lập tức khiến bạn phải mất công phân loại những kết quả này.


BÍ KÍP TÌM KIẾM TRÊN GOOGLE HIỆU QUẢ

* Tìm Kiếm Theo Phương Pháp Thông Thường

1. Ngăn cách giữa các từ khóa bằng dấu "+"

Cách làm này sẽ trả về cho các bạn những kết quả của những từ đi kèm với dấu "+".

Ví dụ: Để tìm kiếm cụm từ "IDM+Internet Download Manager taimienphi.vn" thì kết quả sẽ trả về không chỉ chứa các từ IDM và taimienphi.vn mà còn hiển thị cả các kết quả có chứa từ khóa tìm kiếm "Internet Download Manager"


2. Ngăn cách bằng dấu "-"

Sử dụng dấu "-" trước mỗi từ khóa đảm bảo rằng các kết quả trả về là những kết quả có nội dung không chứa từ đó.

Ví dụ: Nếu tìm kiếm phần mềm Internet Download Manager nhưng không muốn tìm thêm bản crack thì từ khóa tìm kiếm sẽ là "Internet Download Manager -crack", lúc này kết quả trả về sẽ chỉ bao gồm từ khóa Internet Download Manager mà thôi.


3. Ngăn cách bằng dấu "~"

Tìm kiếm các từ khóa được ngăn cách bằng dấu "~", không chỉ đem lại các kết quả là những từ khóa chứa nội dung đó mà còn tìm kiếm cả những từ đồng nghĩa với từ khóa mà bạn cần tìm. Đây là cách rất thích hợp cho những ai đang muốn tìm kiếm các từ đồng nghĩa trong Tiếng Anh.


4. Thêm định nghĩa từ vào đằng trước từ khóa.

Để định nghĩa một từ bạn có thể tìm kiếm theo cấu trúc "define:từ khóa"

Ví dụ: Gõ cụm từ "define:Software", kết quả trả về sẽ cho bạn biết định nghĩa của "Software" là gì? Đây cũng là một cách thích hợp dành cho những ai nếu đọc được một từ ngữ chuyên ngành nhưng lại không hiểu từ ngữ đó có nghĩa là gì.


5. Đặt kí tự thay thế "*" vào cuối từ khóa

Kí tự "*" được sử dụng trong những từ ngữ mà đoạn cuối của nó bạn không biết phải viết tiếp thế nào.

Ví dụ: Tìm kiếm "auto*", kết quả trả về sẽ là những từ có chứa từ "auto" đầu tiên


6. Sử dụng dấu "?" trong từ khóa

Đây là phương pháp để bạn tìm kiếm một từ ngữ mà chỉ nhớ một số chữ cái trong từ ngữ đó.

Ví dụ: Tìm kiếm "Com????r ", Google sẽ tự động trả về các kết quả là những từ ngữ có chữ cái đầu phù hợp và những chữ cái có thể thêm vào dấu ? cho bạn.


* Tìm Kiếm Với Chức Năng Nâng Cao Của Google

Có thể bạn chưa biết, nhưng trong quá trình thiết kế và đưa ra phát triển trên thị trường, Google đã được lập trình sẵn chức năng tìm kiếm nâng cao, cho phép bạn tìm thấy những cụm từ hoặc từng từ riêng biệt hoặc tìm kiếm dưới định dạng các file văn bản... với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đơn giản, chỉ cần truy cập vào địa chỉ ( http://www.google.com/advanced_search )<--- Copy đường link và Paste vào địa chỉ URL trên trình duyệt Web.

Tại chức năng này bao gồm các chức năng chính được chia thành các phần cụ thể như sau:

Find Pages that have...: Tìm kiếm các trang Web dựa vào những từ khóa liên quan đến nội dung của Website đó.

♠  All these word: Tìm kiếm chính xác theo toàn bộ cụm từ.
♠  Word or phrase exactly this: Tìm kiếm chính xác từ hoặc cụm từ khóa.
♠  Any of these words: Tìm kiếm bất kì từ ngữ nào trong cụm từ đó.
♠  Not form any of these: Loại bỏ kết quả tìm kiếm là cụm từ này.
♠  Numbers in the range: Tìm kiếm kết quả trong khoảng từ... đến... (số lượng tùy ý).


 Then narrow your results by...: Tự động thu hẹp kết quả bằng các phương pháp sau:

♠ Language: Thu hẹp theo ngôn ngữ (tự chọn ngôn ngữ phù hợp).
♠ Areas: Thu hẹp theo vùng miền, đất nước.
♠ Last updated: Thu hẹp theo lần cập nhật cuối cùng của các trang Web.
♠ Website or domain name: Theo trang Web hoặc tên miền.
♠Terms appear: Các thuật ngữ xuất hiện ở các vị trí do bạn chọn.
♠ Safe Search: Tìm kiếm an toàn giúp bạn lọc bỏ các kết quả tìm kiếm là những Website lừa đảo, chứa mã độc hại hay những trang Web có nội dung khiêu dâm.
♠ Types of files: Định dạng tập tin.
♠ Right to use: Quyền sử dụng.


Sau khi đã lựa chọn chức năng tìm kiếm phù hợp --> Click Advanced Search để Google tìm kiếm kết quả.

Thay vì bạn chỉ sử dụng Google để tìm kiếm những vấn đề mà mình quan tâm theo cách thông thường, thì bạn có thể dựa vào những thông tin bổ ích trên đây để tìm kiếm hiệu quả hơn các kết quả mà mình cần.
Trên thanh tìm kiếm của Google, bạn có thể làm mọi thứ, tới việc vẽ đồ thị hàm số bằng thanh tìm kiếm google cũng hết sức dễ dàng.
Ngoài các phương pháp này, bạn có thể download thêm các tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trên Google tại taimienphi.vn. Ngoài google còn rất nhiều website khác hỗ trợ bạn tìm kiếm nhiều kết quả chính xác, tham khảo Top 10 website thay thế tìm kiếm google để chọn ra cho mình web thích hợp nhất nhé

........................................................................................
Sưu tầm !
                Nguyễn Tuấn Kiệt

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Chiếc USB giúp phá hỏng máy tính chỉ trong 1 giây

Chỉ cần không quá 1 giây tính từ khi cắm USB vào máy tính, mọi dữ liệu trên máy tính sẽ bị phá hủy ngay lập tức.


Sản phẩm USB Kill 2.0 vừa được một hãng sản xuất giới thiệu với khả năng phá hỏng hầu như tất cả những chiếc máy tính khi gắn nó vào. Hiện, sản phẩm này đang được bán với giá 56,05 USD.

Gắn chiếc USB này vào máy tính, máy tính sẽ sụp nguồn ngay lập tức.

Theo mô tả của nhà sản xuất, USB Kill 2.0 có khả năng hủy diệt như vậy là bởi nó tích lũy năng lượng rồi phóng lại vào hệ thống máy tính, khiến các thành phần bên trong bị hư hại. Hãng sản xuất đã thử nghiệm và khẳng định những dữ liệu trên ổ cứng HDD và SSD đều có thể bị phá hủy đến mức không thể khôi phục.

Qua đó có thể thấy, đây là sản phẩm dành cho những người hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi độ bảo mật dữ liệu tuyệt đối, giúp họ phá hủy toàn bộ dữ liệu trước các tình huống không thể làm gì hơn. Hãng sản xuất cũng khuyến cáo người dùng chớ dại dùng thử trên máy tính cá nhân mà chưa hiểu rõ chức năng của nó.

Cách đây 1 năm, chuyên gia an ninh mạng người Nga Dark Purple cũng đã sáng chế ra chiếc USB Killer 2.0. hay còn gọi là USB sát thủ. Phiên bản USB này có thể “giết chết” một máy tính ngay khi được cắm vào.

Trong một bài đăng trên blog cá nhân, Dark Purple mô tả thiết bị của mình có tên gọi là USB Killer 2.0. Khi được cắm vào máy tính, nó không cài đặt mã độc mà sẽ phóng một dòng điện áp 220V qua đường truyền USB, phá hủy các thành phần điện tử vốn có điện áp thấp trên bo mạch chủ của máy tính.

....................................................................................
Sưu tầm !
                 Nguyễn Tuấn Kiệt

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Cài đặt và trải nghiệm Kali Linux 2016.2

Nếu bạn chưa biết thì Kali Linux là một bản Debian của hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Kali Linux được thiết kế và tùy biến bởi các chuyên gia về bảo mật. Theo đó, nó được tích hợp sẵn một loạt các công cụ dùng cho việc thâm nhập, hacking, phân tích,… tất cả điều được phân loại rất rõ ràng.



Do đó, có thể nói “Kali Linux là một OS rất hữu ích đối với những chuyên gia đánh giá bảo mật, một OS tập hợp và phân loại gần như tất cả các công cụ thiết yếu mà bất kỳ một chuyên gia đánh giá bảo mật nào cũng cần sử dụng đến khi tác nghiệp”, theo DNA Core Security.

Nhân việc Kali Linux 2016.2 vừa được phát hành, bài viết này chúng ta sẽ cùng tham khảo cách cài đặt và dùng thử hệ điều hành này, mời bạn đọc cùng tham khảo.


Tải về Kali Linux 2016.2


Giống như các bản phân phối khác của Linux, Kali Linux 2016.2 được phát hành hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ này.


Điều thú vị là bản ISO cài đặt đầy đủ của Kali Linux 2016.2 có dung lượng lên đến gần 3GB. Có thể nói đây là bản phân phối Linux có dung lượng gói cài đặt lớn nhất. Tuy nhiên, cấu hình máy tính lý tưởng để có thể cài đặt Kali Linux 2016.2 lại hoàn toàn không khác gì với các bản phân phối khác, cũng 2GB RAM, 25GB không gian trống và tốc độ vi xử lí tối thiểu là 2 GHz dual core.


Cài đặt Kali Linux 2016.2


Bước 1: Sau khi tải về, bạn đọc có thể tiến hành ghi tập tin ISO này ra DVD hoặc USB và khởi động lại máy tính. Trong quá trình khởi động, bạn hãy lựa chọn thiết lập boot vào DVD/USB cài đặt Kali Linux 2016.2. Lúc này bạn sẽ thấy được một loạt các tùy chọn để cài đặt hoặc trải nghiệm thử Kali Linux 2016.2 thông qua các lựa chọn “Live” tương ứng.


Ở đây chúng ta sẽ chọn “Install” để cài đặt phiên bản đầy đủ của Kali Linux 2016.2 vào máy tính.
Bước 2: Đầu tiên sẽ là phần lựa chọn ngôn ngữ và quốc gia. Một điều lạ là các phần thiết lập cấu hình lại mang giao diện DOS như ở thập niên 1980.


Bước 3: Thiết lập tiếp theo sẽ là thiết lập keymap. Ở đây chúng ta đã thấy Việt Nam xuất hiện. Tuy nhiên, để cho “quốc tế hóa” nên chúng ta sẽ giữ nguyên thiết lập mặc định.


Bước 4: Lúc này Kali Linux sẽ tiến hành quá trình kiểm tra phần cứng và cài đặt hệ điều hành


Quá trình này sẽ mất của bạn khoảng vài phút.
Bước 5: Tiếp theo sẽ là phần cấu hình mạng cho Kali Linux trên máy tính.


Bước 6: Khi đã thiết lập xong phần mạng cho Kali Linux, bạn sẽ được yêu cầu thiết lập mật khẩu cho tài khoản root. Sau đó là phần thiết lập múi giờ hệ thống.


Bước 7: Và phần quan trọng nhất là việc lựa chọn phân vùng ổ đĩa để cài đặt Kali Linux 2016.2. Lưu ý rằng bước này khá quan trọng và do giao diện cài đặt khá lạ lẫm nên bạn cần cẩn thận để tránh cài đặt nhầm lên phân vùng có chứa dữ liệu.


Sau một số bước thiết lập và khởi tạo phân vùng dùng để cài đặt Kali Linux 2016.2, bạn sẽ được đưa trở lại mục thiết lập “Partition disks”. Lúc này hãy nhấn vào lựa chọn “Finish partitioning and write changes to disk” để bắt đầu việc cài đặt dữ liệu lên phân vùng đã chọn.


Nếu bạn muốn thiết lập lại, hãy nhấn “Undo changes to patitions”.
Bước 8: Quá trình cài đặt Kali Linux 2016.2 chính thức bắt đầu. Quá trình này sẽ mất một lúc lâu, do đó bạn có thể làm một tách café hoặc ra ngoài “hóng gió” chút cũng được.


Bước 9: Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành, máy tính sẽ khởi động lại. Khi quá trình khởi động và đăng nhập hoàn tất, giao diện Kali Linux 2016.2 sẽ xuất hiện trước mắt bạn.


Nhìn chung giao diện của Kali Linux 2016.2 hoàn toàn giống với các bản phân phối Linux khác nhưng có sự thay đổi chút ít về các biểu tượng ứng dụng và tính năng bổ sung. Dễ thấy nhất là việc nó Kali Linux trang bị sẳn 2 tính năng khá hữu ích là desktop ảo và quay phim màn hình.


Trong mục Applications là danh sách các công cụ dùng cho mục đích phân tích, hacking và đánh giá. Tất cả đều được sắp xếp theo các nhóm thư mục với tên gọi rất cụ thể và rõ ràng.


Kali Linux 2016.2 có giao diện người dùng khá đơn giản và có phần “lai tạp” giữa Windows và MacOS nên xét về tổng thể cấu trúc về thư mục hoàn toàn dễ nắm bắt. Các nút chức năng như thu nhỏ, phóng to hay đóng điều được hiển thị với biểu tượng rất trực quan, không khó nhìn như trên Ubuntu.


Bên cạnh việc cung cấp một bộ sưu tập các công cụ dùng trong hacking, Kali Linux 2016.2 còn bổ sung cho người dùng khả năng cá nhân hóa hệ điều hành theo ý muốn với công cụ có tên là Tweaks.


Nói về trình duyệt, nếu Windows 10 có Microsoft Edge là trình duyệt mặc định thì Kali Linux 2016.2 giống như các bản phân phối Linux khác, Firefox được cài đặt sẳn và là trình duyệt mặc định của hệ điều hành này.


Tiếp theo là Terminal – “linh hồn” của Linux.

Phần thiết lập cấu hình hệ thống cũng không có gì thay đổi nhiều, nhưng các biểu tượng được làm trong khá đẹp mắt.

Nhìn chung thì Kali Linux 2016.2 có giao diện người dùng và cách sử dụng hoàn toàn giống với các bản phân phối Linux khác. Tuy nhiên, cái hay ở Kali Linux là bộ sưu tập các công cụ hacking rất đầy đủ và được sắp xếp rất cụ thể. Bên cạnh đó, việc phát triển dành cho người dùng là các hacker thì có thể thấy Kali Linux có khả năng bảo mật cực kỳ cao, cùng với việc hỗ trợ cập nhật theo tuần thì chắc chắn Kali Linux là một lựa chọn OS rất đáng quan tâm nếu bạn là một người dùng chuyên về lĩnh vực bảo mật và phân tích hệ thống.

Đó là tất cả về Kali Linux 2016.2, hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.

................................................................................
Sưu tầm !
                 Nguyễn Tuấn Kiệt

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Những việc nên làm ngay sau khi sử dụng 1 chiếc Router Wi-Fi

Có rất nhiều lí do để bạn nâng cấp chiếc Router Wi-Fi đang sử dụng, hoặc đơn giản có thể bạn được ai đó cho hay do sở thích dùng các sản phẩm mới ra mắt. Và khi sở hữu được 1 chiếc Router Wi-Fi mới, chắc chắn bạn sẽ nhận được thấy được tốc độ kết nối nhanh trước, tầm phủ sóng rộng hơn, nhiều tính năng tùy chỉnh hơn so với chiếc Router Wi-Fi cũ phải không nào?



Nhưng trước khi nhận thấy được những điều trên, bạn cần phải tùy chỉnh lại thiết lập sao cho đúng cách. Đây không phải là điều khó khăn nhưng nếu bạn chưa có kiến thức và chưa biết nên làm gì sau khi có được chiếc Router Wi-Fi mới thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Tìm vị trí đặt Router Wi-Fi để có chất lượng sóng tốt nhất

Nếu ngồi quá xa router, hẳn là bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng mất kết nối hoặc tín hiệu Wi-Fi không ổn định, khiến việc xem phim, tải tập tin luôn bị ngắt quãng. Tín hiệu Wi-Fi sẽ giảm dần nếu chúng ta ngồi quá xa thiết bị phát sóng, bên cạnh đó, còn rất nhiều yếu tố khác gây ra tình trạng trên như router được đặt gần các thiết bị điện tử, hoặc nhà bạn có diện tích lớn và nhiều phòng khiến tín hiệu bị cản lại bởi những bức tường gạch dày… Điều này cho thấy, vị trí đặt router rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cường độ tín hiệu Wi-Fi.


 Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đặt router ở vị trí trung tâm ngôi nhà hoặc gần các thiết bị bạn cần sử dụng, đồng thời nên sử dụng cáp Ethernet thay vì Wi-Fi để có được độ ổn định tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét đến việc gắn router lên trần nhà hoặc góc tường, nếu nhà có hai tầng, bạn hãy đặt router ở tầng giữa.

Và nên nhớ rằng, nhà bếp, phía sau TV hoặc trong phòng tắm không phải là vị trí thích hợp để đặt router.

2. Điều chỉnh lại Ăng-ten

Ăng-ten là một thành phần trên router và phát đi tín hiệu đến các thiết bị theo chiều ngang, do đó, để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thiết lập ăng-ten theo chiều dọc (hướng lên/xuống). Tuy nhiên, nếu nhà có nhiều tầng, người dùng nên xoay ăng-ten theo chiều ngang.


Ngoài ra, một số loại router còn cho phép tháo ăng-ten mặc định và thay bằng một loại khác, điều này sẽ giúp tín hiệu sóng được truyền tải xa hơn.

Bên cạnh đó, thay vì phải đầu tư vào các bộ router đắt tiền hay “nhiều râu”, người dùng chỉ cần mua thêm các thiết bị bổ sung rẻ tiền để tăng sóng Wi-Fi nhưng vẫn hiệu quả. Chức năng chính của các sản phẩm này là bắt sóng Wi-Fi gốc và tạo ra một điểm phát sóng mới mạnh hơn (các thiết bị này được gọi với tên là Wifi Repeater).

3. Thay đổi SSID và mật khẩu đăng nhập vào trang quản lí router

Nói một cách dễ hiểu thì SSID (Service Set Identifier) là tên mạng Wi-Fi của bạn. Đây là thứ giúp người dùng có thể phân biệt được các mạng Wi-Fi nhất là ở khu vực có nhiều mạng không dây. Do đó, để nhận biết được Wi-Fi của mình, bạn nên thay đổi tên Wi-Fi mặc định của router sang tên mình muốn để nhận diện.



Việc kế đến bạn cần làm là thay đổi mật khẩu đăng nhập vào trang quản trị router của mình. Việc làm này nhằm mục đích phòng trừ khả năng người lạ truy cập được vào mạng Wi-Fi của bạn và cài đặt mật khẩu khác.



Tài khoản mặc định của các router thường rất dễ đoán, thường được đặt là "admin" – "admin" hoặc "admin" – "password". Do đó, việc thay đổi mật khẩu đăng nhập trang quản trị router là điều vô cùng cần thiết mà bạn nên chú ý.

4. Cập nhật Firmware cho router

Cũng như hệ điều hành hay trình duyệt, firmware mặc định của router luôn không hoàn hảo và có thể chứa nhiều lỗ hổng an ninh. Do đó những nhà sản xuất router thường xuyên cập nhật firmware để sửa chữa những lỗ hổng an ninh này và tăng cường hiệu suất cho thiết bị.


Thật không may là hầu hết các router đều không có tính năng tự động cập nhật vì vậy bạn phải kiểm tra trong trang web của nhà sản xuất router, tìm bản cập nhật firmware và cài đặt bằng tay thông qua giao diện trang quản lí router. Hãy đảm bảo rằng router của bạn đã dùng bản firmware mới nhất.

5. Thiết lập mật khẩu Wi-Fi

Việc thiết lập mật khẩu Wi-Fi nhằm giúp ngăn chặn người khác truy cập vào mạng không dây của bạn, đồng thời cũng thiết lập mã hóa dữ liệu truyền đi giữa các thiết bị trong mạng. Và hầu như ai trong chúng ta cũng đều sử dụng qua tính năng này.


Các thiết bị Wi-Fi ngày nay thường cung cấp các chuẩn mã hóa như WEP, WPA hay WPA2. Nhưng , WPA hay WPA2 là lựa chọn mã hóa tốt nhất mà bạn nên sử dụng.

6. Kiểm tra và vô hiệu hóa tính năng Remote Access

Hầu hết các router đều có tính năng truy cập từ xa (Remote Access) để bạn truy cập giao diện trang quản lí router từ mọi nơi trên thế giới . Thậm chí ngay cả khi đã thiết lập tên tài khoản và mật khẩu đi nữa, bất kì ai đều có khả năng đăng nhập mà không cần những thông tin bí mật này.


Do đó, nếu bạn vô hiệu hóa tính năng Remote Access, bạn sẽ được an toàn tránh sự nhòm ngó của những ai muốn truy cập từ xa . Để làm việc này, mở giao diện trang quản lí của router và tìm đến lựa chọn “Remote Access”, “Remote Administration” hoặc “Remote Management”. Bảo đảm những tính năng này đã bị vô hiệu hóa. Mặc dù hầu hết đều đã được vô hiệu hóa trong chế độ mặc định nhưng tốt hơn cả nên kiểm tra.

7. Thiết lập kênh phát sóng tốt nhất

Các thiết bị Wi-Fi được trang bị khả năng tự động lựa chọn phát sóng trên một kênh (Channel) tốt nhất để tối ưu hóa. Tuy nhiên nếu thiết bị Wi-Fi của bạn không được trang bị tính năng này và nếu chẳn may thiết lập kênh của thiết bị lại trùng với các thiết bị Wi-Fi xung quanh thì tín hiệu sẽ có thể bị nhiễu và không ổn định, gây ảnh hưởng đến hiệu suất truyền trên kênh mà bạn đã chọn.


Do đó, bạn nên thiết lập lại tùy chọn kênh sao cho phù hợp để có được tín hiệu tốt nhất. Nếu bạn chưa biết nên chọn kênh nào thì hãy sử dụng các công cụ như WiFi Analyzer (Android) hay WiFiInfoView (Windows) để có được lựa chọn kênh phát tín hiệu tốt nhất.



Thông thường, tùy chỉnh kênh Wi-Fi sẽ được đặt trong mục "Wireless Settings" ("Cài đặt Wi-Fi") hoặc một mục có tên tương tự
.
8. Tham khảo và thiết lập tính năng Parental Controls

Hay còn gọi là tính năng quản lí trẻ em, Parental Controls giúp bảo vệ con trẻ khỏi các nội dung không lành mạnh trên môi trường Web bằng cách lọc địa chỉ Web, giới hạn thời gian truy cập internet hay ngắt truy cập Internet hoàn toàn theo một lịch trình định sẵn. Tính năng này hoạt động dựa vào danh sách các địa chỉ MAC của các thiết bị mà người dùng thiết lập.


Các thiết lập để quản lí việc sử dụng Internet của trẻ em ngày càng được các hãng sản xuất tối ưu và đơn giản hóa để người dùng bình dân nhất cũng có thể sử dụng.

9. Kích hoạt tính năng Guest Mode

Nói một cách đơn giản thì tính năng này cho phép bạn tạo ra 1 hoặc nhiều tính hiệu Wi-Fi có tên gọi SSID riêng biệt cho “khách vãng lai” tùy theo cách đặt của chính bạn. Ngoài ra bạn còn có thể thiết lập giới hạn số lượng người cùng lúc kết nối vào mạng này hay chỉ có thể truy cập mạng Internet và không thể làm gì khác.

Với tính năng này, bạn có thể cung cấp khả năng truy cập vào một mạng kết nối một cách nhanh chống và bảo mật.

-------------------------------------------------------------
Sưu tầm !
                 Nguyễn Tuấn Kiệt

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Top 15 thương hiệu 'có giá' nhất trên thế giới năm 2016

Thế nào là một thương hiệu? Điều gì làm nên giá trị của một thương hiệu? Thương hiệu ấy ảnh hưởng tới người tiêu dùng như thế nào?


Thương hiệu là tài sản quan trọng nhất đối với một công ty. Nó chính là điều tiên quyết giúp sản phẩm của các doanh nghiệp trở thành "độc tôn" trong một loạt các sản phẩm tương tự. Giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của công ty mình là một thành công lớn. Tuy nhiên, điều gì tạo nên một thương hiệu mạnh?

Thực tế, một thương hiệu mạnh sẽ phấn đấu để chiếm một thị phần lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà lãnh đạo tận dụng mọi cơ hội để thương hiệu của mình trở nên riêng biệt. Trong một trị trường năng động, thương hiệu phải biến đổi và phát triển song song cùng thị trường.

Hãy lấy Apple là một ví dụ. Trừ khi bạn sống ở thời kỳ đồ đá không thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy thương hiệu Apple hiện diện thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể nhận ra logo quả táo với vết cắn dở là biểu tượng Apple và từ đó bạn nhận biết các sản phẩm phổ biến nhất của "đại gia" công nghệ này như iPhone, iPad và iPod. Hiện nay, đa số người dùng đều biết đến Apple và điều đó chứng tỏ đây là một thương hiệu mạnh.

Trong các lĩnh vực đều có những thương hiệu mạnh như: công nghệ, ô tô, điện thoại, đồ uống, bán lẻ, giải trí, may mặc, dịch vụ tài chính, nhà hàng, hay rượu...

Một thương hiệu mạnh sẽ đảm bảo được những ưu điểm sau: là biểu tượng mang tính tin cậy và lấy được lòng trung thành của người dùng, có sự tương tác tích cực, có tính xác thực và tính nhất quán. Dưới đây là 15 thương hiệu mạnh nhất của năm 2016. Chắc chúng không quá xa lạ với bạn.

15. Cisco


Cisco được thành lập vào năm 1984. Đây là một Công ty Công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại San Jose, California. Cisco thiết kế, sản xuất và bán các thiết bị mạng trên toàn cầu. Giá trị thương hiệu hiện tại của Cisco là 28,4 tỷ USD.

14. BMW


 BMW là thương hiệu xe hơi sang trọng hàng đầu của Đức có ảnh hưởng nhất trên thế giới. BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke. Giá trị thương hiệu hiện tại của BMW là 28,8 tỷ USD.

13. at & t


Đây là công ty viễn thông trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu năm 2016. Giá trị thương hiệu hiện tại của at & t là 32,6 tỷ USD.

12. Amazon


Amazon hiện là nhà bán lẻ trên Internet lớn nhất thế giới theo tổng doanh thu và vốn hóa thị trường. Giá trị thương hiệu hiện tại của Amazon là 35 tỷ USD.

11. Samsung


Samsung được thành lập vào năm 1969. Hiện nay, tập đoàn này đang sử dụng khoảng 235.999 nhân công. Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc. Giá trị thương hiệu hiện tại của Samsung là 36,7 tỷ USD.

10. GE


GE (General Electric) là một trong những công ty lâu đời nhất trong danh sách này. Được thành lập vào năm 1892, GE là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Giá trị thương hiệu hiện tại của GE là 36,7 tỷ USD.

9. McDonald


McDonald được thành lập vào năm 1955 và đang là "ông vua" thức ăn nhanh trong nhiều thập kỷ. McDonald và các công ty con của mình có hơn 420.000 nhân viên trên toàn cầu. Giá trị thương hiệu hiện tại của McDonald là 39,7 tỷ USD.

8. Disney


 Disney là một thương hiệu nổi bật trong suốt một thời gian dài. Phần đa trẻ em đều biết đến Disney. Công ty này được thành lập vào năm 1923. Giá trị thương hiệu hiện tại của Disney là 39,5 tỷ USD.

7. IBM


IBM sản xuất và cung cấp phần cứng và phần mềm máy tính, giữ kỷ lục là doanh nghiệp có nhiều bằng sáng chế nhất trong 23 năm liên tiếp. Giá trị thương hiệu hiện tại của IBM là 41,4 tỷ USD.

6. Toyota


Toyota Motor Corporation được thành lập vào năm 1937. Đây là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã vươn tầm thế giới. Giá trị thương hiệu hiện tại của Toyota là 42,1 tỷ USD.

5. Facebook


Facebook là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất. Mạng xã hội lớn nhất thế giới này có hơn 1,59 tỷ người dùng hàng tháng. Hiện nay, giá trị thương hiệu hiện tại của Facebook là 58,6 tỷ USD.

4. Coca-Cola


Coca-Cola luôn giữ vững phong độ của mình trong công cuộc "lấy lòng" người tiêu dùng. Giá trị thương hiệu hiện tại của Coca-Cola là 58,5 tỷ USD.

3. Microsoft


Microsoft Corporation được thành lập vào năm 1975. Đây là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ. Giá trị thương hiệu hiện tại của Microsoft là 75,2 tỷ USD.

2. Google


"Ông lớn" Google tung hoành trong lĩnh vực tìm kiếm và cung cấp các dịch vụ Internet. Hầu hết lợi nhuận của Google đến từ Adwords - một dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Giá trị thương hiệu hiện tại của Google là 82,5 tỷ USD.

1. Apple


Đứng đầu danh sách những thương hiệu có giá nhất trên thế giới năm 2016 là Apple - tập đoàn của Mỹ có trụ sở tại California. Giá trị thương hiệu hiện tại của Apple là 154,1 tỷ USD.

-------------------------------------------------------------------------------
Sưu tầm !
                    Nguyễn Tuấn Kiệt