Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

5 nâng cấp công nghệ nên tránh để tiết kiệm chi phí

Thông thường bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc quyết định có nên mua một món hàng công nghệ hay không. Nhưng khi bạn đã sở hữu món hàng đó, vấn đề sẽ nằm ở chỗ bạn sẽ quyết định như thế nào khi nó đã đến lúc cần được nâng cấp? 


Liệu bạn có nên đợi cho đến khi nó bị hỏng? Có nên tiếp cận những công nghệ/thiết bị mới nhất ngay khi ra mắt? Thật khó để vừa tiết kiệm chi phí, vừa không muốn bị lỗi thời. Bài viết được VnReview chuyển ngữ từ MakeUseOf dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn một số cách để đạt được cả hai điều đó.

Trước khi bắt đầu, bạn cần lưu ý rằng những cách này chỉ là những đề xuất để làm sao bạn có thể tận dụng tối đa những gì mình đang có. Mỗi người đều có sự lựa chọn nâng cấp riêng. Nếu bạn dư dả và thấy việc nâng cấp mang đến cho bạn nhiều lợi ích thiết thực, không có gì có thể ngăn bạn. Tuy nhiên, nếu bạn eo hẹp về tài chính, dưới đây là một vài yếu tố bạn cần xem xét.


Dung lượng lưu trữ


Khả năng lưu trữ của thiết bị của bạn, dù nó là máy tính hay điện thoại, là thứ bạn có thể dễ dàng kiểm soát, và không cần nâng cấp lên cái gì đó lớn hơn hoặc nhanh hơn.

Có bao giờ bạn duyệt xem tất cả những nội dung trên thiết bị của bạn? Bạn có thực sự cần lưu giữ mọi thứ? Bạn có thường xuyên chơi tất cả các game đã cài vào máy? Hẳn là có nhiều thứ bạn không còn cần đến.

Đối với những thứ bạn muốn giữ lại, bạn có thể chuyển chúng sang thiết bị khác, chẳng hạn từ điện thoại vào máy tính. Có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud storage) có sẵn, và bạn có thể đẩy nội dung của mình lên đó để giải phóng không gian lưu trữ cho các thiết bị cá nhân của bạn. Chẳng hạn, nếu mua gói dịch vụ O365, bạn sẽ có khoảng 1TB dung lượng tài khoản OneDrive.


Nếu vấn đề nằm ở chỗ hiệu suất hơn là không gian lưu trữ, đừng nâng cấp lên SSD. Thay vào đó, hãy sử dụng những ổ cứng bạn đang có và thiết lập cho chúng chạy RAID.

RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks hoặc Redundant Arrays of Independent Disks) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có thể gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. RAID được phân thành 7 cấp độ từ cấp độ 0 đến cấp độ 6. Tuy nhiên, với nhu cầu tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu, bạn chỉ cần RAID 0 là đủ.

Lưu ý rằng nếu bạn có các ổ cứng với các mức dung lượng khác nhau, khi ghép chúng lại với nhau dung lượng tổng sẽ bị giới hạn ở mức dung lượng của ổ cứng có mức dung lượng thấp nhất nhân với tổng số lượng ổ đĩa được ghép. Ví dụ, nếu bạn có một ổ cứng 320GB, một ổ cứng 500GB, và một ổ cứng 1TB, tổng dung lượng sẽ là 3 x 320GB = 960GB. 840GB còn lại sẽ không được sử dụng và sẽ bị lãng phí trong trường hợp này.

Do vậy để giảm thiểu lượng không gian bị lãng phí, bạn hãy sử dụng những ổ cứng có cùng mức dung lượng hoặc ít chênh lệch nhất có thể khi thiết lập RAID 0.

Ngoài ra có một điểm quan trọng bạn cũng cần lưu ý là RAID 0 có tính an toàn thấp. Nếu một đĩa bị hư thì dữ liệu trên tất cả các đĩa còn lại sẽ không còn sử dụng được.

Vi xử lý (CPU) và card đồ họa (GPU)


Hiệu suất của máy tính, điện thoại, và tablet tùy thuộc rất nhiều vào vi xử lý và khả năng đồ họa. Có quá nhiều loại CPU và GPU ngoài kia đến nỗi chúng tôi rất khó để đưa ra cho bạn một lời khuyên phù hợp về những gì còn sử dụng tốt và những gì cần được thay thế.

Lời khuyên tốt nhất chúng tôi có thể đưa ra ở đây là hãy xác định xem thiết bị của bạn có bị treo, hoặc chậm quá nhiều đến nỗi khiến cho việc xử lý các tác vụ đơn giản như kiểm tra Facebook cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Nếu máy tính chậm nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề nâng cấp, đặc biệt đối với điện thoại và tablet, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải mua một thiết bị mới hoàn toàn.

Chơi game là một trường hợp sử dụng khác, nơi chủ đề nâng cấp thường xuyên được mang ra bàn luận. Việc lựa chọn giữa nên hay không nên nâng cấp điện thoại và tablet là khá rõ ràng. Bởi vì hầu hết các game cho những thiết bị này đều không có nhiều thiết lập liên quan đến hiệu suất, bạn hoặc sẽ bị giới hạn với những game có thể chơi được trên thiết bị của mình, hoặc bạn sẽ cần phải nâng cấp. Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn đối với máy tính, vì hầu hết các trò chơi trên loại thiết bị này đều có rất nhiều các thiết lập liên quan đến hiệu suất.


Để tránh những nâng cấp không phù hợp, trước hết bạn hãy thử giảm các thiết lập về mức vừa đủ để các game có thể chơi được. Đừng quên giảm độ phân giải – gameplay sẽ không được sắc nét, nhưng nó sẽ giảm số lượng công việc GPU phải thực hiện. Mặc dù chơi game ở các thiết lập "ultra-high (cao nhất)" sẽ cho trải nghiệm tốt nhất, nhưng điều đó có phần xa xỉ, đòi hỏi phải bỏ ra một mức chi phí tương đối để biến nó thành hiện thực.

Nếu ngay cả việc giảm các thiết lập xuống mức thấp nhất, bạn cũng không thể chơi game được, đã đến lúc bạn xem xét việc nâng cấp. Tuy nhiên, hãy chắc rằng bạn biết chính xác mình cần nâng cấp những gì.

Tùy vào từng game, hoặc CPU hoặc GPU sẽ cần được nâng cấp, và nếu bạn eo hẹp về tài chính, bạn chỉ nên chọn nâng cấp một trong hai hoặc cả hai nếu cần thiết. Cách tốt nhất để kiểm tra CPU hay GPU là dựa trên các lỗi liên quan đến các thiết lập độ phân giải.

Nếu việc giảm độ phân giải và tỷ lệ khung hình (framerate) không thể cải thiện, CPU có vấn đề. Ngược lại, GPU có vấn đề.

-------------------------------------------------------------------------------
Sưu tầm !
                    Nguyễn Tuấn Kiệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét